Quý khách hàng đang có nhu cầu thi công lắp đặt trạm biến áp mà băn khoăn không biết quy trình thi công lắp đặt trạm biến áp với nghành điện thế nào. Hôm nay, Công Ty CP Thương Mại Và Dịch Vụ Phú Thọ sẽ giới thiệu bài viết sau đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của quý vị:
Trạm máy biến áp là gì?
Trạm biến áp là thiết bị tĩnh điện có tác dụng dùng để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Trạm biến áp là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện.
- Hoặc có thể giải thích ngắn gọn hơn như sau : Trạm máy biến áp là thiết bị điện dùng cảm ứng điện từ để truyền, đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện theo một nguyên lí nhất định.
- Máy biến áp 1 pha và 3 pha gồm có một cuộn dây sơ cấp; một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì phải có mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Tần số làm việc liên quan trực tiếp đến mạch dẫn từ.
- Ta dùng lá vật liệu từ mềm có độ ẩm cao như thép silic, permalloy,… và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I cho các máy biến áp ở tần số thấp: biến áp điện lực, âm tần… Đối với vùng ở tần số cao: vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
- Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn được gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là tăng thế, ngược lại.
Cấu tạo của trạm biến áp
Có rất nhiều loại trạm biến áp khác nhau, mỗi loại trạm biến áp đều có những đặc điểm cấu tạo khác nhau,
tuy nhiên tất cả các trạm biến áp đều gồm những bộ phận sau:
- Máy biến áp
- Hệ thống thanh cái, dao cách ly
- Hệ thống chống sét nối đất
- Hệ thống điện tự dùng
- Khu vực điều hành
- Khu vực phân phối
Quy trình thi công lắp đặt trạm biến áp
Quy trình thi công lắp đặt trạm biến áp bao gồm các bước sau
1. Lắp đặt thủ công trạm biến áp
– Thiết bị phải được vạn chuyển và đặt ở bệ đỡ tạm (nếu cần)
– Dùng kích nâng để nâng thiết bị lên và đặt khung lên khung thép làm bằng thép hình hoặc thép tấm kết hợp với bánh xe con lăn thép
– Tiếp tục nâng thiết bị lên và lái (chuyển hướng) bằng xà beng/pa-lăng để di chuyển và đặt thiết bị vào bệ đỡ (móng)
– Hạ thiết bị lên vị trí đã đánh dấu
– Nâng nhẹ thiết bị vào đầu bu-lông móng/bulông nở trên bề mặt móng, điều chỉnh cao độ bằng các tấm thép và tấm đệm để thiết bị đặt trên mặt phẳng đúng sau đó kiểm tra lại bằng máy thủy bình, ống nước cân thăng bằng.
– Điều chỉnh cao độ khung thép của thiết bị và kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng
– Lắp các cấu kiện và các phụ kiện
– Làm vệ sinh thiết bị và phụ kiện
– Lắp đặt cáp nội bộ và đấu nối cáp
– Luồn cáp từ ngoài (đã kéo sẵn) vào tủ điện, kiểm tra cáp về thông mạch và cách điện, đầu nối cáp và tiếp địa
– Xả đỉnh sứ (nếu có yêu cầu)
– Bổ sung dầu cách điện vào bình dầu phụ (nếu có yêu cầu)
– Bảo vệ thiết bị đã lắp đặt và các phụ kiện như; đồng hồ, van, sứ, bảng điều khiển, thiết bị đo
– Kiểm tra và đánh dấu thiết bị đã lắp đặt vào bản vẽ. Gửi yêu cầu kiểm tra và nghiệm thu đến đơn vị nghiệm thu bằng form mẫu
– Vệ sinh vận chuyển rác và các vật tư thừa ra khỏi hiện trường, giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
2. Trình tự lắp đặt chính trạm biến áp
– Xác định vị trí và tìm mốc móng trạm
– Hệ thống tiếp địa trạm được đào – rải – lấp đất theo các bước đã nêu ở trên.
– Máy biến áp được vận chuyển đến, sau đó dùng cẩu hạ xuống vị trí thuận tiện nhất, di chuyển máy đến vị trí lắp đặt bằng thủ công
– Lắp đặt máy biến áp và thiết bị bằng phương pháp thủ công hoặc tời lưu ý một số vấn đề:
+ Trong khi cẩu phải có hộp bảo vệ sứ mặt máy, không để va chạm vào mặt máy khi lắp
+ Khi lắp đặt các phụ kiện tuyệt đối không được để các dụng cụ rơi vào mặt máy
+ Khi lắp đặt các thanh xà phải đảm bảo đúng khoảng cách thiết kế
+ Lắp dây tiếp địa an toàn, tiếp địa CSV và trung tính máy biến áp xuống hệ thống tiếp địa
– Cố định MBA vào bệ móng.
– Lắp đặt thiết bị toàn trạm
– Nối tiếp địa thiết bị với hệ thống tiếp địa chung
– Treo biển báo tên trạm, biển báo cấm trèo
– Hiệu chỉnh, thí nghiệm toàn trạm, lập hồ sơ cho công tác nghiệm thu.
– Đấu nối, đóng điện và bàn giao công trình.
MBA và các thiết bị lắp trong trạm khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ cần được thí nghiệm, kiểm tra đạt tiêu chuẩn vận hành mới được đưa vào lắp đặt. Yêu cầu có công nhân tay nghề cao theo dõi hoặc trực tiếp lắp đặt, ghi lại các sơ đồ đấu điện, đảm bảo cho công tác kiểm tra sau này.
3. Sau khi lắp đặt trạm biến áp
– Kiểm tra ví trí máy biến áp/ máy phát và cố định vào bệ móng.
– Làm sạch và đậy kín mương cáp.
– Tiến hành kiểm tra và đo đạc các thông số môi trường như: thông gió, chiếu sáng…
– Che chắn, bảo vệ thiết bị.
4. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống
Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, đảm bảo tính an toàn và mỹ thuật của hệ thống. Vận hành hệ thống:
+ Đóng điện toàn hệ thống theo từng cấp và ở chế độ không tải.
+ Cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải (đóng điện cho tải cũng theo từng cấp).
+ Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).
+ Vệ sinh toàn bộ hệ thống.
+ Mời cơ quan kiểm định nhà nước đến đo đạc và kiểm tra sự phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia để nhận giấp phép đóng điện vào điện lưới.
5. Công tác kiểm tra chạy thử, thử nghiệm và đóng điện
– Kiểm tra các thông số định mức ghi trê nhãn thiết bị
– Kiểm tra tổng thể công tác lắp phụ kiện/cấu kiện
– Kiểm tra các hư hỏng và vỏ sơn
– Kiểm tra rò dầu, mức dầu và đồng hồ báo mức
– Kiểm tra đệm của các hộp đấu nối
– Kiểm tra cáp điện và đấu nối
– Kiểm tra nối đất thiết bị và đấu nối
– Kiểm tra vân hành của các bộ phận cơ khí của bộ chuyển nắc và thiết bị khóa
– Kiểm tra bộ thở và điều kiện của các hạt chống ẩm và đổ đầy trở lại(nếu cần)
– Kiểm tra công tác bảo vệ thiết bị tại hiện trường
– Kiểm tra điều kiện lắp đặt của các quạt làm mát
– Thử nghiệm cách điện
– Thí nghiệm dầu cách điện (áp dụng với máy biến áp kiểu hở-trên 100KVA) nếu là máy biến áp dầu
– Thí nghiệm điện áp tăng cao
– Đo điện trở cuộn cao áp ở các vị trí cao nhất-cân bằng-thấp nhất của bộ chuyển nắc
– Đo điện trở cuộn hạ áp
– Kiểm tra lự xiết bu-lông trên các điểm nói thanh cái chính.
Công tác kiểm tra đo thông số kỹ thuật của thiết bị
– Kiểm tra các bu-lông, kẹp cáp… của các điểm nối tiếp địa( nếu có)
– Làm vệ sinh và lắp trở lại nắp che (nếu có)
– Đóng điện vào thiết bị theo quy trình của nhà sản xuất và hệ thống cao thế
6. Công tác nghiệm thu trạm biến áp
– Nghiệm thu nội bộ-đạt
– Gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu mời CĐT và TVGS
– Nghiệm thu với CĐT và TVGS – đạt
– Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo
Báo giá lắp đặt trạm biến áp 3 pha
Bảng giá trạm biến áp hạ thế chưa bao gồm phụ kiện và chi phí lắp đặt.
STT |
CÔNG SUẤT TRẠM BIẾN ÁP 3P (KVA) |
Đớn giá-Trạm Giàn (VNĐ) |
Đơn giá-Trạm trụ thép (VNĐ) |
Đơn giá-Trạm hộp bộ (VNĐ) |
1 |
Trạm điện 100 KVA |
288.000.000 |
328,000,000 |
520,000,000 |
2 |
Trạm điện 160 KVA |
325.000.000 |
368,000,000 |
560,000,000 |
3 |
Trạm điện 250 KVA |
384.000.000 |
438,000,000 |
620,000,000 |
4 |
Trạm điện 320 KVA |
440.000.000 |
480,000,000 |
690,000,000 |
5 |
Trạm điện 400 KVA |
468.000.000 |
510,000,000 |
720,000,000 |
6 |
Trạm điện 560 KVA |
558.000.000 |
585,000,000 |
800,000,000 |
7 |
Trạm điện 630 KVA |
585.000.000 |
630,000,000 |
840,000,000 |
8 |
Trạm điện 750 KVA |
684.000.000 |
750,000,000 |
900,000,000 |
9 |
Trạm điện 1000 KVA |
826.000.000 |
890,000,000 |
1,000,000,000 |
10 |
Trạm điện 1250 KVA |
916,000,000 |
|
1,250,000,000 |
11 |
Trạm điện 1500 KVA |
1.166.000.000 |
|
1,500,000,000 |
12 |
Trạm điện 2000 KVA |
1.366.000.000 (ngoài trời) |
1.550.000.000 (nhà trạm) |
|
13 |
Trạm điện 2500 KVA |
1.528.000.000 (ngoài trời) |
1.850.000.000 (nhà trạm) |
Chú ý: (Báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn giá có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể: xuất xứ vật tư, vị trí lắp đặt, kiểu trạm,…). Giá chưa bao gồm VAT, Phí vận chuyển, lắp đặt…
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và báo giá lắp đặt trạm biến áp hạ thế vui lòng liên hệ ngay cho đội ngũ kỹ sư của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/24h.